I/ BỆNH TRUYỀN NHIỄM LÀ GÌ?
Bệnh truyền nhiễm là tập hợp các bệnh gây ra bởi các vi sinh vật. Chúng bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người. Tuy nhiên mức độ truyền nhiễm nặng-nhẹ là khác nhau của từng bệnh. Những bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng có thể gây ra đại dịch.
II/ CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM.
Con đường lây lan bệnh giữa các bệnh khác nhau có nhiều đặc điểm đa dạng. Đường lây truyền có thể là một hoặc nhiều đường phối hợp. Mức độ lây lan khác nhau tùy thuộc hình thức.
1. Đường hô hấp.
Bệnh lây truyền thông qua các giọt bắn, thường là ho hay hắt hơi. Các giọt bắn này có thể lơ lửng trong không khí một thời gian và bám vào đủ loại bề mặt. Do đó đây là cách thức rất dễ bị lây nhiễm. Bởi vì khả năng phát tán cao và rất khó kiểm soát nên cộng đồng càng đông thì việc kiểm soát càng khó lường được.
Một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp “nổi tiếng” như:
- Lao
- Cúm
- Thủy đậu
- Sởi
- SARS
2. Lây qua đường tiêu hóa.
Đây là hình thức lây nhiễm phổ biến, đặc biệt là các bệnh tiêu hóa. Các mầm bệnh này lây thông qua ăn uống, thực phẩm và nguồn nước. Ngoài ra không quản lý tốt vệ sinh nơi sống, đặc biệt là nguồn phân thì nguy cơ lây nhiễm tăng gấp nhiều lần.
Một số bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nổi bật như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A.
3. Lây qua tiếp xúc trực tiếp.
Hình thức này chủ yếu như lây qua đường máu, dịch tiết, quan hệ tình dục, các vết thương ngoài da.
4. Lây qua động vật trung gian.
Ở hình thức này, động vật trung gian truyền bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đường lây truyền. Khi ngăn chặn nguồn tiếp xúc động vật này có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh. Một số “gương mặt tiêu biểu” như: muỗi, chó, chuột, một số loại hải sản.
5. Lây truyền từ mẹ sang con.
Đây là hình thức truyền dọc. Thông thường đa phần con sẽ bị bệnh nặng hơn mẹ. Thậm chí có những trường hợp thai kỳ sẽ gián đoạn do những hậu quả của sự lây nhiễm. Một số bệnh lây nhiễm theo con đường này: HIV, viêm gan B, HPV, giang mai,…
III/ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh có nhiều loại khác nhau nên hậu quả gây ra cũng khác nhau. Có những căn bệnh rất nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng ở phạm vi cá thể hoặc cả cộng đồng.
Trong lịch sử có nhiều bệnh đã trở thành đại dịch và cướp đi sinh mạng của rất rất nhiều người do việc kiểm soát không tốt. Ở góc độ cá nhân, có thể mắc bệnh rồi từ khỏi hoặc có sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên một số bệnh lại để lại những di chứng, hậu quả nặng nề.
IV/ NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM:
1. Dịch hạch
Đây là căn bệnh đã cướp đi tính mạng của 30-60% dân số Châu Âu trong thế kỷ 14. Là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất của nhân loại.
Bệnh gây ra bởi trực khuẩn Yersinia pestis lưu hành trong quần thể các loài gặm nhấm. Trong đó có chuột và bọ chét sống ký sinh trên chuột.
Các triệu chứng ban đầu là sốt cao, đổ mồ hôi, gặp vấn đề tiêu hóa, sau đó nổi hạch màu xanh đên trên người. Nếu không được trích bỏ hạch kịp thời, hạch sẽ hóa mủ, tự vỡ, chảy dịch, mất mạng vì bị nhiễm độc. Tuy nhiên, việc trích hạch cũng rất nguy hiểm, hơn thế có thể khiến nguồn bệnh lây lan trong không khí.
WHO cảnh báo đây là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh và diễn tiến nhanh. Dịch hạch từng làm rung chuyển cả trời ÂU vào thế kỷ 14. Dịch hạch lần đầu tiên được ghi nhận ở Justinian (năm 541-542) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 5000 người Châu Âu, Bắc Phi và Nga.
Hiện nay, dịch hạch vẫn được xem là một căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử y khoa.
Bệnh đã có vaccine phòng bệnh
2. Bệnh đậu mùa
Bệnh đầu mùa do virus variola gây ra, dễ dàng lây qua đường hô hấp và tiếp xúc. Bệnh được đánh giá rất nguy hiểm với tỷ lệ không qua khỏi đến 30%. Người may mắn sống sót cũng để lại các biến chứng như sẹo, viêm khớp, mù lòa. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 40 độ, khó chịu, đau đầu, mệt mỏi. Sau 2-4 ngày giảm sốt và xuất hiện ban. Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát, sần, mụn nước, mụn mủ sau cùng là đóng vảy và kết thúc sau 3-4 tuần sau khi phát ban.
Căn bệnh này đã lấy đi tính mạng của khoảng 400.000 người dân Châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18. Cuối năm 1960, dịch đậu mùa hoành hành tại Châu Á và Châu Phi đã lấy đi tính mạng của hơn 2 triệu người mỗi năm.
Bệnh đã có vaccine phòng bệnh vào thế kỷ 18
3. Bại liệt
Bệnh bại liệt là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh dễ lây lan qua phân hoặc nước bọt. Trở thành một vấn nạn sức khỏe cộng đồng đáng sợ nhất thế giới.
Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền qua đường tiêu hóa do virus polio gây nên. Bệnh có thể lây lan trở thành đại dịch.
Bệnh thường không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên khi các triệu chứng xuất hiện, cơ thể người bệnh suy nhược rất nhanh, cơ thể tê liệt, phải thở máy hay phổi sắt mới có thể hô hấp.
Bệnh nhân bị liệt sau khi nhiễm virus bại lại không thể phục hổi trở lại
4. Bệnh Lao
Bệnh Lao là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm, có hai thể: lao tìm ẩn và lao hoạt động. Lao tiềm ẩn không lây nhiễm, cơ thể người tự có thể tự chống lại bệnh. 1/3 dân số thế giới mắc lao tiềm ẩn.
Những người có hệ miễn dịch kém có thể mắc lao hoạt động. Các triệu chứng gồm ho dai dẳng, đau ngực dứ dội, đổ mồ hôi vào ban đêm, chán ăn.
Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh.
Bệnh có thể điều trị kết hợp với 6 loại thuốc kháng sinh. Hầu hết bệnh lao có thể điều trị khỏi miễn là bệnh nhân tuân thủ đúng liệu trình.
5. Bệnh Sốt rét.
Sốt rét là bệnh lây từ người sang người thường qua muỗi mang virus nhiễm ký sinh trùng, Sau khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng từ muỗi theo đường máu tấn công phổi người và sinh sản trong phổi. Gây ra các triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, rung, đau người
Sốt rét là một trong những căn bệnh khiến con người mất mạng nhiều nhất trên thế giới, Hằng năm trên thế giới ghi nhận tới 515 triệu người mắc bệnh sốt rét. Căn bệnh này là một trở ngại đối với nền kinh tế..
Tại Việt Nam, sốt rét hoành hành quanh năm.
Bệnh nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời, đúng cách thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục. Bệnh nếu trở nặng thì diễn tiến vô cùng nhanh chóng
6. Bệnh Cúm.
Bệnh Cúm là một căn bệnh nhiễm trùng virus cấp tính đường hô hấp. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và nhiều mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp.
Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự khỏi sau 2-7 ngày. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây lan nhanh và có thể trở thành dịch. Bệnh có các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng,…
Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp thông qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi. Ngoài ra còn có thể lây lan qua các giọt bắn của dịch tiết mũi có chứa virus.
Bệnh đã từng bùng phát thành đại dịch vào năm 1918 ở Tây Ban Nha. 1/3 dân số toàn cầu khi ấy đã bị nhiễm virus
Bệnh đã có vaccine phòng bệnh.
7. HIV
HIV – Căn bệnh thế kỷ gây ra bởi chính virus HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Virus này làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư có thể làm người bệnh tử vong vì các “bệnh cơ hội”. Do đó cần có những biện pháp phòng ngừa tích cực để khống chế mắc căn bệnh này.
HIV có thể trực tiếp tổn thương não, hệ sinh dục, thận và tim, gây suy giảm nhận thức, giảm hormone sinh dục, suy thận và bệnh cơ tim.
Bệnh lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu, từ mẹ sang con, dùng chung bơm kim tiêm. Bệnh có thể xác định bằng xét nghiệm kháng thể hoặc kháng nguyên. Mặc dù là thế, HIV không lây lan khi tiếp xúc thông thường. Thậm chí vết thương ngoài da của người chăm sóc tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV thì nguy cơ lây nhiễm cũng chỉ có 0,3%.
HIV gây ra các ảnh hưởng tâm lý cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay bệnh có thể kiểm soát tích cực bằng thuốc ARV hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
V/ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Tùy thuộc vào loại bệnh khác nhau mà có các phác đồ điều trị khác nhau. Có một số bệnh có thể điều trị tích cực bằng kháng sinh. Một số bệnh do virus như thủy đậu có thể dùng thuốc kháng virus.
Đối với một số bệnh đặc biệt như Lao thì điều trị cần kéo dài và tuân thủ quá trình. HIV thì chủ yếu ngăn chặn sự tiến xa của bệnh. Sốt xuất huyết thì chủ yếu tránh mất dịch và ngừa biến chứng
VI/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TRUYỀN NHIỄM?
- Vệ sinh môi trường sống.
- Ăn chín uống sôi.
- Tiêm chủng đầy đủ
- Cuộc sống tình dục lành mạnh
- Không sử dụng thuốc bừa bãi
- Hạn chế tập trung những nơi đông đúc
- Rửa tay thường xuyên.
Nguồn:
YOUMED
VNEXPRESS