Thiết bị phòng thí nghiệm
Hiển thị 1–18 của 21 kết quả
4 điều cần biết trước khi mua máy Realtime PCR tại Việt Nam
Các kỹ thuật phát hiện và khuếch đại axit nucleic là một trong những công cụ có giá trị nhất trong nghiên cứu sinh học ngày nay. Các nhà khoa học trong tất cả các lĩnh vực khoa học đời sống, nghiên cứu cơ bản, công nghệ sinh học, y học, pháp y, chẩn đoán, v.v đều sử dụng kỹ thuật này.
Mặc dù công nghệ PCR đã xuất hiện từ năm 1983, nhưng vài năm gần đây công nghệ này đã mang lại nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của khoa học sự sống.
Các thiết bị Realtime PCR là khoản đầu tư khá tốn kém trong các phòng thí nghiệm, có thể thực hiện được nhiều ứng dụng nghiên cứu di truyền và có thể sẽ là công nghệ xu thế của thế giới trong những năm tới.
Việc lựa chọn được máy Realtime PCR tốt và phù hợp với nhu cầu của phòng xét nghiệm không phải là điều dễ dàng, nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn thiết bị nào thì hay tham khảo bài viết dưới đây nhé!.
- Máy Realtime PCR là gì?
Máy Realtime PCR là thiết bị luân nhiệt được trang bị mô-đun phát hiện quang học để đo tín hiệu huỳnh quang được tạo ra trong mỗi chu kỳ khuếch đại khi fluorophore liên kết với trình tự mục tiêu. Thiết bị có thể dùng để phát hiện định tính hoặc định lượng nucleic acid có trong mẫu.
- Các yếu tố để lựa chọn được máy Realtime PCR tốt
Để lựa chọn được máy Realtime PCR tốt các bạn cần phải quan tâm đến 3 thông số quan trọng sau:
Bộ phận luân nhiệt: Có thể hiểu phần này là máy PCR với khả năng luân nhiệt ở nhiệt độ khác nhau trong phạm vi từ 4 ℃ – 115 ℃ một cách chính xác và quá trình luân nhiệt này được lặp đi lặp lại từ 30 – 45 chu kỳ.
Hiện nay, hầu hết các hãng máy Realtime PCR trên thị trường đều sử dụng 3 công nghệ gia nhiệt chính sau:
- Công nghệ gia nhiệt peltier hay còn gọi là block nhiệt – Nó là một cấu kiện bán dẫn với tính làm lạnh một mặt, mặt còn lại làm nóng. Mặt lạnh hoạt động càng tốt thì mặt nóng được tản nhiệt càng hiệu quả và ngược lại. Với công nghệ này tốc độ gia nhiệt và làm lạnh thường chậm hơn so với các dòng công nghệ khác nó rơi vào trong khoảng 3 – 6oC/ giây.
- Công nghệ gia nhiệt bằng khí hay còn gọi là gia nhiệt bằng roto. Công nghệ này có thể hiểu đơn giản là việc gia giảm nhiệt độ của mẫu sẽ được điều chỉnh bằng việc thổi các dòng khí nóng, lạnh vào buồng làm việc. Với công nghệ gia nhiệt này thì tốc độ gia nhiệt tương đối nhanh hơn so với công nghệ block nhiệt.
- Công nghệ thứ 3 mà hiện nay trên thế giới đang áp dụng mặc dù chưa phổ biến ở Việt Nam đó là công nghệ sử dụng các tấm vi mạch MBS với tốc độ gia nhiệt được công bố lên đến 1000oC/giây.
Dù sử dụng công nghệ gì thì cũng cần đảm bảo các yếu tố:
- Độ đồng nhất: là sự đồng nhất nhiệt độ của khối block tại các vị trí của khác nhau trên cùng một khối.
- Độ chính xác: sự chênh lệch giữa nhiệt độ thiết lập và nhiệt độ của tube tại thời điểm thực hiện phản ứng.
=> Việc phân bố nhiệt càng đồng đều và chính xác thì kết quả thu được sau phản ứng sẽ càng chính xác.
- Khả năng gia nhiệt và làm lạnh: phụ thuộc vào công nghệ làm lạnh và chất liệu làm khối block, ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian phản ứng.
- Các công nghệ gia nhiệt của khối block hiện nay đa số rơi vào khoảng 3 – 6oC/ giây: Tốc độ gia nhiệt càng nhanh thì thời gian phản ứng càng được rút ngắn.
- Khả năng gia nhiệt của máy càng thấp thì thời gian phản ứng càng kéo dài.
Bảng so sánh bộ phận gia nhiệt của các hãng phổ biến trên thị trường:
Bộ phận quang học:
Phần quang dùng để phát và ghi nhận (detector) nhiều tín hiệu quang phát ra cùng lúc. Hiện nay có 3 công nghệ thu nhận tín hiệu phổ biến như là: Charge Couple Device (CCD Camera), Photomultipiler tube (PMT), Photodiode và 3 công nghệ phát tín hiệu phổ biến: Đèn Led, đèn Halogen, đèn Laser.
Công nghệ thu tín hiệu:
- Công nghệ CCD Camera: Bộ thu tín hiệu kiểu CCD bắt đầu được sử dụng từ hơn 20 năm nay, là loại kỹ thuật số, có LOD cao hơn nhưng linh hoạt và giá thành rẻ hơn rất nhiều, độ ổn định và độ chính xác cũng cao hơn so với cảm biến PMT. Một cảm biến CCD không thu riêng một bước sóng mà là một khoảng bước sóng, nó thu nhận thông tin bằng cách phát ra một chùm tia cùng một lúc và ghi nhận tất cả các tín hiệu thu lại được và phần mềm sẽ phân tích tách các tín hiệu quang nhận được.
- Công nghệ nhân quang (PMT): Các bộ thu tín hiệu đầu tiên sử dụng là loại ống nhân quang Analog, là loại truyền thống và vẫn được sử dụng trong một số ứng dụng ở thời điểm hiện tại nhờ giới hạn phát hiện thấp (LOD). Tuy nhiên, công nghệ PMT bị hạn chế do giá thành rất cao, phức tạp hơn khi lắp đặt và cần bảo trì nhiều hơn. Việc nâng cấp hay sửa chữa cũng rất khó khăn và tốn kém. Thường dùng chung với công nghệ gia nhiệt băng khí công nghệ này sẽ quét qua từng đáy tube mẫu khi tube mẫu đang quay. Tín hiệu huỳnh quang phát xạ sẽ chuyển đến detector PMT lần lượt của từng giếng, công suất thu nhận dữ liệu lên tới 100 giếng trong 0,15 giây.
- Công nghệ Photodiode hiện nay đã rất ít được sử dụng trong các dòng máy Real time PCR hiện đại vì chúng sinh nhiệt lượng cao trong quá trình chạy và độ bền không cao.
Công nghệ phát tín hiệu:
- Đèn pha LED phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích. Loại đèn pha này chỉ cần một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode.
- Đèn pha halogen sinh nhiệt cao nên dễ bị ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng khi chỉ lẫn một lượng nhỏ hơi ẩm, đặc biệt là khi thay bóng đèn. Tuổi thọ ko cao, năng lượng biến thành nhiệt năng
- Đèn laser được cho là tạo ra luồng sáng mạnh gấp 1000 lần đèn LED, nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng 2/3, thậm chí 1/2, so với đèn LED
Lưu ý: Do bộ phận quang học là một trong những bộ phận chính quan trọng nhất của máy Realtime nên chúng sẽ phải hiệu chỉnh thường xuyên để bảo đảm tính chính xác của kết quả, việc thực hiện hiệu chuẩn máy cũng khá tốn kém, nên trước khi mua máy các bạn nên tìm hiểu thời gian cần hiệu chỉnh của từng dòng máy và dịch vụ hiệu chỉnh của nhà phân phối có đảm bảo không để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng máy.
Phần mềm:
- Thiết bị thân thiện với người dùng:
- Về giao diện máy Realtime PCR: có thể là sử dụng màn hình cảm ứng tích hợp trên máy dễ thao tác, xem trực tiếp kết quả trên máy
- Phần mềm phân tích dễ cài đặt, dễ thao tác: được phép chọn và đặt tên mẫu tự động, quá trình phân tích dễ thực hiện
- Vật tư tiêu hao phổ thông, dễ tìm hàng tương đương khi xảy ra tình trạng cháy hàng vật tư
- Hệ thống mở, không khóa hóa chất
- Có thể thay đổi các thông số cài đặt sau khi kết thúc chương trình chạy.
Nếu bạn chưa sử dụng máy Realtime PCR nhiều có thể bạn sẽ khó có thể biết chức năng này nó quan trọng thế nào, đặc biệt đối với các đơn vị mới chạy thì thường xuyên xảy ra trường hợp cài sai vị trí đặt mẫu, cài sai thông số mẫu,… nếu thiết bị không có chức này các bạn sẽ phải chạy lại thí nghiệm và tốt kha khá chi phí hóa chất, còn nếu thiết bị có chức năng này các bạn chỉ cần cài thêm thông số và phân tích lại, khá là hữu ích phải không nào!
- Các yếu tố để lựa chọn được máy Realtime PCR phù hợp
Để lựa chọn được thiết bị phù hợp với phòng thí nghiệm, bạn cần xem xét các yếu tố về công suất và các chức năng cần thiết tích hợp trên máy phù hợp các thí nghiệm mà bạn sẽ thực hiện.
- Công suất máy:
Trên thị trường hiện nay, có các loại block như 8, 16, 32, 48, 96, 384,…Mỗi dạng block sẽ cho phép chạy số mẫu tương ứng, tùy dòng theo nhu cầu sử dụng bạn sẽ lựa chọn máy có công suất khác nhau.
Ví dụ:
- Khi có nhu cầu chạy ít mẫu trong 1 lần chạy hoặc cần thực hiện thí nghiệm tại hiện trường tôi sẽ lựa chọn các dòng máy mini 8 giếng, 16 giếng. Ưu điểm của các dòng máy này là nhỏ gọn, dễ vận chuyển, giá thành rẻ. Nhưng độ chính xác và độ nhạy của các máy này thường sẽ không cao bằng các dòng máy lớn.
- Khi có nhu cầu chạy số lượng mẫu nhiều và ổn định tôi sẽ lựa chọn các máy có công suất lớn hơn như 96 giếng, 384 giếng. Các dòng máy này thường lớn hơn và đắt tiền hơn nhưng kết quả sẽ chính xác hơn.
- Chức năng gradient nhiệt độ: với các đơn vị cần tối ưu phản ứng: chức năng gradient này giúp chia nhỏ khoảng nhiệt độ để khảo sát tìm ra nhiệt độ tối ưu cho việc khảo sát primer.
- Số kênh màu: cho phép các bạn có thể phát hiện đơn tác nhân hay nhiều tác nhân cùng một lúc
- Các dòng máy Realtime PCR có thể có tối thiểu 2 kênh đến 6 kênh màu tùy dòng máy.
- Việc lựa chọn số kênh màu của máy phụ thuộc vào mục đích các xét nghiệm bạn hướng tới
Ví dụ: Khi bạn muốn chạy đơn tác nhân, bạn chỉ cần chọn máy có 2 kênh màu cơ bản để phát hiện, nhưng khi bạn muốn chạy đa tác nhân cùng lúc thì bạn nên chọn máy có 4-6 kênh màu để phát hiện được các tác nhân đó.
- Lưu ý: Bạn nên lựa chọn số kênh màu vừa đủ để thực hiện thí nghiệm, thiết bị càng nhiều kênh màu sẽ càng tốn kém và các kênh màu lâu ngày không được sử dụng cũng dễ dẫn đến hư hỏng.
- Mua máy Realtime PCR ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phân phối các hãng máy realtime PCR khác nhau, để chọn được 1 máy realtime tốt ngoài lựa chọn các thông số phù hợp với nhu cầu, bạn cần phải chọn nhà cung cấp uy tín để mua máy. Tại vì sau khi mua máy bạn sẽ phải bảo dưỡng, bảo trì, hiệu chuẩn định máy định kỳ để đảm bảo hiệu suất làm việc và độ chính xác của máy. Ngoài ra, nếu bạn mua máy để dùng trong lĩnh vực y tế thì cần quan tâm đến chứng nhận và giấy tờ đi kèm máy để đáp ứng yêu cầu quy định của đơn vị.
Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Genobi tự hào là nhà phân phối các thiết bị Realtime -PCR uy tín trên thế giới: IT-IS, Bioer, Roche, MIC, Benchmark, DLAB. Chúng tôi đã cung cấp cho các khách hàng là các công ty chăn nuôi thú y, thủy sản, bệnh viện, phòng khám, viện nghiên cứu, trường đại học,…
Tại sao lại lựa chọn Genobi:
- Genobi cam kết cung cấp máy Realtime PCR chính hãng
- Giá cả cạnh tranh trên thị trường
- Hàng có sẵn, thời gian đặt hàng nhanh chóng
- Hỗ trợ kĩ thuật 24/7 với đội ngũ nhiệt tình giàu kinh nghiệm
- Chế độ bảo hành từ 1-3 năm tùy từng hãng, hỗ trợ chi phí bảo dưỡng, bảo trì.
Trên đây là bài viết tham khảo một số tiêu chí cần quan tâm khi mua máy Realtime PCR. Hi vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin hữu ích cho Quý Khách hàng.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về mail: infogenobi@gmail.com hoặc liên hệ Hotline: 0919141695
Trân trọng cảm ơn!