PHẦN I: LẤY MẪU BỆNH PHẨM VÀ BẢO QUẢN MẪU BỆNH PHẨM BỆNH TRUYỀN NHIỄM
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
- Chất lây nhiễm: Là các chất có chứa hoặc có khả năng chứa các tác nhân gây bệnh gây bệnh truyền nhiễm cho người bao gồm loại A và loại B
- Mẫu bệnh phẩm: Bao gồm các mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, phân, nước tiểu, dịch tiết cơ thể người và các mẫu bệnh phẩm khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người.
- Chất lây nhiễm loại A: Là các chất khi phơi nhiễm có thể gây ra những bệnh lý đe dọa đến tính mạng, gây tử vong, dị tật vĩnh viễn cho con người.
- Chất lây nhiễm loại B: Là các chất lây nhiễm còn lại không thuộc danh mục các chất lây nhiễm loại A
- Lớp 6 (Class 6): là lớp phân loại quốc tế theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc dành cho các chất độc và chất có khả năng lây nhiễm; trong đó Class 6.1 là lớp phân loại riêng cho các chất độc và Class 6.2 là lớp phân loại riêng cho các chất có khả năng lây nhiễm.
- UN 2814: Hướng dẫn về đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế cho các mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại A
- UN 3373: Hướng dẫn về đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế cho các mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại B
- P003: Hướng dẫn cụ thể về đóng gói lớp ngoài cùng cho hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng đường hàng không
- PI 620: Hướng dẫn đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế cho các mẫu bệnh phẩm chứa các chất lây nhiễm loại A khi vận chuyển bằng đường hàng không.
- PI 650: Hướng dẫn cụ thể về giới hạn khối lượng mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại B khi vận chuyển bằng đường hàng không.
I. LẤY MẪU BỆNH PHẨM
1) An toàn khi lấy mẫu
Người thực hiện việc lấy mẫu phải được đào tạo/ tập huấn về kỹ năng thu thập mẫu bệnh phẩm
Việc thu thập mẫu bệnh phẩm phải đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu, người được lấy mẫu, nhân viên y tế và những người xung quanh.
– An toàn cho người lấy mẫu
- Lựa chọn và sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với bản thân
- Rửa/ sát khuẩn tay trước và sau khi lấy mẫu
- Được đào tạo/ tập huấn kỹ năng lấy mẫu, an toàn sinh học
- Thực hiện quy trình lấy mẫu theo quy định
– An toàn cho người được lấy mẫu
- Sử dụng dụng cụ 1 lần
- Khử nhiễm dụng cụ lấy mẫu
- Sát khuẩn bằng cồn
- Lấy mẫu ở khu vực riêng biệt, đảm bảo an toàn
– An toàn cho nhân viên y tế:
Đóng gói mẫu bệnh phẩm phù hợp
– An toàn cho những người xung quanh
- Thu gom và xử lý chất thải phòng thí nghiệm phù hợp
- Khử nhiễm thích hợp
- Xử lý sự cố tràn đổ theo đúng quy trình.
2) Thu thập mẫu lâm sàng:
Các mẫu bệnh phẩm được thu thập ở mục này thường là mẫu máu, dịch mũi, dịch hầu họng, dịch tỵ hầu, dịch rửa mũi, dịch súc họng, dịch phế quản, dịch phế nang, đờm, dịch não tủy, phân, tinh dịch, nước tiểu, nước bọt, mảnh sinh thiết da.
3) Phân loại mẫu
A) Chất lây nhiễm loại A
Trong các chất loại A, chất lây nhiễm đáp ứng những tiêu chí gây bệnh ở người hoặc gây bệnh ở cả người và động vật được ấn định theo mã số vận chuyển UN 2814. Việc ấn định mã số UN 2814 này được dựa trên đánh giá về bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, tình hình dịch bệnh tại địa phương và các yếu tố dịch tễ liên quan đến người hoặc động vật nguồn.
Tên hàng hóa vận chuyển UN 2814 là INFECTIOUS SUBSTANCE, AFECTING HUMANS (Chất lây nhiễm, ảnh hưởng đến người).
B) Chất lây nhiễm loại B:
Các chất lây nhiễm loại B được ấn định mã số vận chuyển UN 3373. Tên hàng hóa vận chuyển UN 3373 là BIOLOGICAL SUBTANCE, GROUP B (Chất sinh học, Loại B).
C) Các trường hợp miễn trừ:
- Chất không có khả năng gây lây nhiễm hoặc gây bệnh ở người hoặc động vật
- Chất có chứa vi sinh vật không gây bệnh cho người hoặc động vật
- Chất có chứa tác nhân gây bệnh dưới dạng được trung hòa hoặc bất hoạt, không gây nguy cơ đối với sức khỏe của con người
- Máu hoặc các thành phần của máu được thu thập và kiểm tra đảm bảo cho việc truyền máu hay cấy ghép, các mô hoặc tạng đã được kiểm tra đảm bảo cho việc sử dụng cấy ghép cũng như các mẫu được lấy liên quan đến các mục đích trên.
- Mẫu bệnh phẩm có ít khả năng chứa các tác nhân gây bệnh được đánh dẫu bằng các chữ “Exempt human specimen” khi vận chuyển trong bao bì chống rò rỉ và việc đóng gói đã được đáp ứng các điều kiện đóng gói 3 lớp của IATA.
4) Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm.
A) Kỹ thuật lấy mẫu đường hô hấp.
a) Dịch ngoáy họng
- Bệnh nhân được yêu cầu há to miệng
- Dùng dụng cụ chuyên môn đè nhẹ nhàng lưỡi bệnh nhân xuống
- Đưa tăm bông vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3-4 lần tại khu vực hai bênh vùng amidam và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng họng
- Sau khi mẫu bệnh phẩm được lấy thành công, que tăm bông được chuyển vào tuýp chứa 3ml môi trường vận chuyển (VTM hoặc UTM) để bảo quản
b) Dịch tỵ hầu
- Bệnh nhân được yêu cầu ngồi yên, mặt hơi ngửa
- Người lấy mẫu bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ phía sau cổ của bệnh nhân
- Tay còn lại đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, sâu khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía
- Khi cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn 3-4 lần rồi từ từ rút tăm bông ra
- Đặt đầu tăm bông vào tuýp đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán tăm bông đến điểm đánh dấu. Que tăm bông lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào tuýp môi trường chứa que tăm bông lấy dịch ngoáy họng.
- Đóng nắp, siết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có)
- Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8℃ trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong 72 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu phải được bảo quản ở -70℃ và sau đó phải được giữ đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm
B) Kỹ thuật lấy máu và huyết thanh.
a) Lấy máu
- Chọn nơi lấy máu, tốt nhất là vùng cong khuỷa tay
- Quấn ga-rô quanh cánh tay: buộc ga-rô khoảng 4-5 đốt ngón tay phía trên khu vực lấy máu
- Yêu cầu bệnh nhân nắm tay để tĩnh mạch nổi rõ hơn
- Khử trùng nơi lấy mẫu bằng cồn 70 độ, chờ cồn khô và KHÔNG chạm vào vùng đã được khử trùng
- Xác định tĩnh mạch bằng cách nắm chặt tay bệnh nhân và đặt ngón tay cái dưới vùng lấy máu.
- Tiến hành lấy máu: đưa kim nhẹ nhàng vào mạch máu dưới một góc 30
- Khi thấy máu bắt đầu chảy, đề nghị bệnh nhân mở lỏng bàn tay của mình
- Khi đã lấy đủ máu, tháo dây ga-rô ra trước rồi mới rút kim ra một cách nhẹ nhàng
- Đặt lên nơi lấy mẫu một miếng gạc sạch hoặc bông sạch
- Yêu cầu bệnh nhân không gập tay lại
- Lấy mẫu ra khỏi dụng cụ và chuyển vào giá đỡ
b) Tách huyết thanh:
- Đặt tuýp đựng máu ở vị trí thẳng đứng 20-30 phút để hình thành cục máu đông
- Đóng chặt nắp tuýp chứa máu, ly tâm ở tốc độ thấp 3000-4000 vòng/phút trong vòng 10-15 phút để tránh làm vỡ hồng cầu. Không làm đông lạnh mẫu máu khi chưa tách huyết thanh
- Dùng pipet vô trùng nhẹ nhàng hút huyết thanh ở vùng trên của tuýp và chia đều vào các tuýp nhỏ
- Đậy và quấn nắp tuýp xét nghiệm bằng giấy parafin hoặc băng keo trong
- Cho tuýp đựng máu đã lấy huyết thanh và găng tay vào thùng rác chuyên dụng
C) Kỹ thuật lấy mẫu đường tiêu hóa
a) Dịch ngoáy trực tràng
- Yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêm sang một bệnh, đùi gập sát bụng
- Làm ướt tăm bông bằng nước muối vô trùng
- Luồn tăm bông vừa qua khỏi cơ vòng hậu môn và xoay nhẹ
- Rút tăm bông ra và kiểm tra để đảm bảo đầu tăm bông đã có mẫu
- Cho tăm bông vào tuýp chứa môi trường vận chuyển virus
- Bẻ phần đầu tăm bông cho vừa với tuýp chứa môi trường vận chuyển, không được chạm vào tuýp và xoay chặt nút
b) Mẫu phân
- Nếu là mẫu phân sệt thì lấy khoảng 4-5g, nếu là phân lỏng thì lấy 5ml cho vào lọ sạch
- Bệnh nhân nếu bị táo bón, thì bơm glicerine để dễ đại tiện.
D) Kỹ thuật lấy mẫu dịch não tủy
Mẫu dịch não tủy phải do nhân viên y tế có kinh nghiệm lâu năm lấy mẫu; dịch não tủy được hứng trực tiếp vào các tuýp có nắp xoáy. Lấy ít nhất 0,5ml dịch não tủy trong 1 tuýp và thu thập 3 tuýp riêng biệt
E) Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu:
Dùng lọ để lấy mẫu nước tiểu và chỉ lấy nước tiểu vài giây sau khi bắt đầu để lấy được nước tiểu giữa dòng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm từ vi sinh vật sống trong niệu đạo. Để giảm nguy cơ lây nhiễm từ vi sinh vật trên da, bệnh nhân đi tiểu thẳng vào lọ nhựa, tránh không chạm vào bênh trong hoặc vành của lọ nhựa
F) Kỹ thuật lấy nốt phỏng, da
a) Vẩy da:
Lấy vẩy da tại vị trí bị tổn thương, chuyển vào dung dịch PBS hoặc nước muối sinh lý
b) Dịch nốt phỏng:
- Dùng bông cồn lau sạch, nhẹ nhàng vùng da quanh nốt phỏng
- Làm vỡ nốt phỏng hoặc miết nhẹ đầu tăm bông
- Dùng 1 hoặc 2 que tăm bông để lấy bệnh phẩm vùng viền hoặc vùng đáy bị tổn thương
- Cho que tăm bông vào môi trường vận chuyển, bẻ que ngắn vừa miệng ống, đậy nắp
II. Bảo quản mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm
Các dụng cụ và môi trường dùng bảo quản, vận chuyển mẫu cần tuân thủ theo nguyên tắc vô trùng của thực hành vi sinh. Mẫu sau khi thu thập được phải đem về phòng nhận mẫu trong thời gian ngắn nhất có thể, thông thường không vượt quá hai giờ để xử lý mẫu tùy theo mục đích. Nếu vượt quá hai giờ thì tuân thủ điều kiện bảo quản mẫu như sau:
Bảng 1: Điều kiện bảo quản mẫu
Loại mẫu |
Mục đích sử dụng |
Điều kiện bảo quản |
Thời gian bảo quản |
Dụng cụ bảo quản |
Ghi chú |
Mẫuhuyếtthanh |
Phân lập vi rút | 4-8℃ | ≤ 48 giờ |
Ống nghiệm lấy mẫu phù hợp |
|
-20℃ hoặc
-70℃ |
> 48 giờ. | ||||
Phát hiện kháng thể, kháng nguyên | 4 – 8℃ | ≤ 10 ngày | |||
-20℃ | > 10 ngày | ||||
Mẫuhuyếttương |
Phân lập vi rút | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ |
Ống nghiệm lấy mẫu chứa chất chống đông máu phù hợp |
|
-20℃ hoặc
-70℃ |
> 48 giờ. | ||||
Phân lập ký sinh trùng trong máu | 18 – 30℃ | ≤ 24 giờ | |||
-20℃ | > 24 giờ | Chỉ với xét
nghiệm sinh học phân tử |
|||
Phân lập vi khuẩn | 18 – 30℃ | < 24 giờ | |||
4 – 8℃ | ≥ 24 giờ và < 48 giờ | Ngoại trừ vi
khuẩn Shigella, Meningococcus và Pneumococcus |
|||
Phát hiện kháng thể, kháng nguyên | 4 – 8℃ | ≤ 10 ngày | |||
-20℃ | > 10 ngày | ||||
Máutoànphần* |
Phân lập vi rút | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ |
Ống nghiệm lấy máu |
|
-20℃ hoặc –
70℃ |
> 48 giờ. | ||||
Phân lập vi khuẩn | 18 – 30℃ | < 24 giờ | |||
4 – 8℃ | ≥ 24 giờ và
< 48 giờ |
Ngoại trừ vi
khuẩn Shigella, Meningococcus và Pneumococcus |
|||
Phát hiện kháng thể, kháng nguyên | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ | |||
– 20℃ | > 48 giờ. | ||||
Dịch ngoáy họng/ dịch tỵ hầu/ dịch hầu họng/ dịch nội khí quản/ nốt phỏng/mảnh da |
Phân lập vi rút | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ |
Ống nghiệm lấy mẫu |
|
-20℃ hoặc
-70℃. |
> 48 giờ. | ||||
Phân lập vi khuẩn | 18 – 30℃ | < 24 giờ | |||
4 – 8℃ | ≥ 24 giờ và
< 48 giờ |
Ngoại trừ vi
khuẩn Shigella, Meningococcus và Pneumococcus |
|||
Phát hiện
kháng nguyên |
4 – 8℃ | ≤ 48 giờ | |||
– 20℃ | > 48 giờ | ||||
Dịch não tủy |
Phân lập vi rút | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ |
Ống nghiệm lấy mẫu |
|
-20℃ hoặc
-70℃ |
> 48 giờ | ||||
Ký sinh trùng | 4 – 8℃ | ≤ 48 giờ | |||
-20℃ hoặc
-70℃. |
> 48 giờ | ||||
Phân lập vi khuẩn | 18 – 30℃ | < 24 giờ | |||
4 – 8℃ | ≥ 24 giờ
và < 48 giờ |
Ngoại trừ vi
khuẩn Shigella, Meningococcus và Pneumococcus |
|||
Phát hiện
kháng nguyên |
4 – 8℃ | ≤ 48 giờ | |||
– 20℃ | > 48 giờ | ||||
Phân |
Phát hiện ký sinh trùng/ vi khuẩn | 18 – 30℃ | < 24 giờ | Lọ lấy mẫu | Phát hiện ký
sinh trùng, mẫu trộn với formaline 10% hoặc PVA theo tỷ lệ 3:1 |
Dùng cho các xét nghiệm
chẩn đoán khác |
4 – 8℃ | < 24 giờ | Lọ lấy mẫu | ||
-20℃ hoặc
-70℃ |
≥ 24 giờ | Lọ lấy mẫu | Chỉ dùng cho
xét nghiệm sinh học phân tử |
||
Mẫu phân ngoáy trực tràng |
Dùng cho tất cả các xét nghiệm chẩn đoán | 4 – 8℃ | < 24 giờ | Tăm bông
ngoáy trực tràng trong tuýp môi trường riêng biệt |
|
-20℃ hoặc
-70℃ |
≥ 24 giờ | Chỉ dùng cho
xét nghiệm sinh học phân tử |
|||
Nước tiểu |
Dùng cho tất cả các xét nghiệm
chẩn đoán |
4 – 8℃ | < 24 giờ | Lọ lấy mẫu | Không được
phép lưu thấp hơn 0℃ |
*Đối với mẫu máu toàn phần, trước khi thực hiện lưu mẫu ở nhiệt độ âm cần thực hiện tách huyết thanh, huyết tương.
* Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế. Thông tư 43/2011/TT-BYT Quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm. 05/12/2011.
- World Health Organisation. Hướng dẫn về quy định đối với vận chuyển chất lây nhiễm 2015-2016. 01/01/2015. WHO/HSE/GCR/2015.2.
- IATA. Dangerous Good Regulations. 56th Edition. 01/01/2015.
- Chính phủ. Nghị định 103/2016/NĐ-CP Quy định về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. 1/7/2016.25
- Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng. Tài liệu hướng dẫn giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (NTĐHHTN). 2016.
* Công ty GENOBI chúng tôi có cung cấp các lọ môi trường vận chuyển và bảo quản mẫu, các loại dụng cụ dùng để lấy mẫu bệnh phẩm. Quý khách có thể tham khảo thêm tại đây: – Môi trường bảo quản, vận chuyển mẫu–